image banner
 
DÂN SỐ VÀ LỊCH SỬ VĂN HÓA

Thị trấn Lạc Tánh được Chính Phủ công nhận vào tháng 7/1999 là địa phương thuộc huyện miền núi. Năm 2010, dân số của thị trấn là 16.211 người, đến năm 2023, dân số đạt 16.806 khẩu/4633 hộ, đông nhất so với các xã khác trong huyện, được tập trung dân từ nhiều tỉnh thành về đây sinh sống và lập nghiệp với 12 dân tộc anh em bao gồm: Kinh, Chăm, Raglay, Chơro, Cơ ho, Nùng, Tày, Mường, Mèo, Thổ, Khơme và Hoa. Trong đó, người Kinh chiếm đa số 74,3%, kế đến là người Chăm 10,2%, còn lại là 10 dân tộc anh em khác chiếm 15,5%  …, người Kinh định cư tập trung ở các khu phố Lạc Hưng 1, Lạc Hưng 2, Lạc Tín, Lạc Hóa 1, Lạc Hóa 2, Lạc Hà và Lạc Thuận… họ sống bằng nghề làm nông, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp và buôn bán, dịch vụ …. Người DTTS sống ở các khu phố Chăm, Trà Cụ và Tân Thành, trong đó người Chăm (1.889 người) sống tập trung ở khu phố Chăm và sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, trồng bông dệt vải… còn các dân tộc khác sống rải rác tập trung ở khu phố Trà Cụ (998 người) và khu phố Tân Thành (3.550 người), họ sống chủ yếu là làm nông và khai thác lâm sản. Mỗi dân tộc có những ngành nghề truyền thống và gắn bó lâu đời tạo nên sự liên kết trong cộng đồng dân cư, đó là sự thương yêu đùm bọc “lá lành đùm lá rách” đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất để xây dựng và bảo vệ quê hương.

- Tôn giáo

Hiện nay trên địa bàn thị trấn hình thành các tôn giáo sau: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành và Đạo Bà Ni ở khu phố Chăm. Tình hình tôn giáo trên địa bàn thị trấn nhìn chung cơ bản ổn định, các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường và từng bước đi vào nề nếp, thuần túy về tôn giáo; phần lớn các chức sắc, bà con giáo dân, tín đồ phật tử tuân thủ pháp luật.

- Di tích lịch sử

Đình làng Lạc Tánh được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, tọa lạc tại khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh. Hàng năm cứ đến ngày 15/02 Âm lịch địa phương đều tổ chức lễ hội Kỳ Yên nhằm thể hiện lòng biết ơn, cầu nguyên những điều tốt đẹp cho cuộc sống, cầu mong Thành Hoàng Bổn Xứ và các bậc tiền nhân bảo bọc, che chở cho một năm mới tốt lành.

- Về văn hóa:

+ Trống Paranưng, Trống Rinăng, Kèn Saranai của người Chăm;

+ Kèn bầu, cồng chiêng của người Raglai;

+ Đàn tín, lục lạc và điệu múa Trầu, hát Then của của người Nùng, Tày;

+ Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm;

- Danh lam thắng cảnh:

Cách khoảng 5 km từ trung tâm thị trấn có Khu du lịch sinh thái Thác Bà, nằm trên địa giới hành chính xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh.

TRANG TRUYỀN HÌNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập