ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý:
Thị trấn Lạc Tánh là thị trấn trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Tánh Linh, được công bố thành lập vào
ngày 01/7/1999 theo Nghị định số 37/1999/NĐ-CP, ngày 15/6/1999 của Chính phủ,
có tổng diện tích tự nhiên là 3.881,89 ha, Lạc Tánh có 10 khu phố (Lạc Hưng 1, Lạc Hưng 2, Lạc Hoá 1, Lạc Hoá 2,
Lạc Thuận, Lạc Tín, Lạc Hà, Tân Thành, Trà Cụ và khu phố Chăm), nằm cách thành
phố Phan Thiết 100 km về phía Tây Nam và nằm trên đường tỉnh lộ 720 nối liền
với thị trấn Võ Xu (huyện Đức Linh) có địa giới hành chính như sau:
+ Phía Đông: giáp ranh giới hành chính xã Đức Bình và xã Đức
Thuận;
+ Phía Tây: giáp ranh giới hành chính xã Gia An và xã Gia
Huynh;
+ Phía Nam: giáp ranh giới hành chính xã Gia Huynh;
+ Phía Bắc: giáp ranh giới hành chính xã Huy Khiêm và Xã
Đồng Kho.
Khu đo thị
trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Được giới hạn trong tọa độ địa
lý:
Từ 11°45’03” đến 11°56’17” độ vĩ
Bắc
Từ 108°24’34” đến 108°29’14” độ
kinh Đông
1.2.
Địa hình, địa mạo.
Thị trấn Lạc Tánh nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Di Linh
(tỉnh Lâm Đồng) xuống vùng đồng ven biển (huyện Hàm Tân), trải dài dọc theo
hướng từ Bắc xuống Nam. Theo đặc điểm địa hình và đặc trưng lãnh thổ của thị
trấn Lạc Tánh lấy đường tỉnh lộ 720 làm trục, phân chia thành khu vực phía Tây
và khu vực phía Đông đường 720. Toàn thị trấn chia
ra 2 dạng địa hình chính sau đây:
- Khu
vực phía Tây đường 720 là địa hình đồi thoải, độ dốc trên dưới 15 độ. Chủ yếu là trồng cây lâu năm, đất ở và đất xây dựng
các cơ quan của huyện, trường học… Diện tích khoảng 2.290 ha; chiếm
khoảng 60% diện tích tự nhiên của thị trấn.
- Khu
vực phía Đông đường 720 địa hình tương đối bằng, thấp. Độ dốc từ 3-8 độ. Chủ
yếu là đất ruộng lúa và đất màu, đất thổ cư. Nguồn nước tưới cho lúa, hoa màu
là do sông La Ngà và các con suối cung cấp. Tuy nhiên càng xuống dần phía Tây
Nam địa hình càng cao do bắt đầu đi vào vùng núi Mây, núi Ông. Diện tích khoảng
1.526 ha; chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên của thị trấn. Đặc biệt từ năm
2016 được Nhà nước đầu tư tuyến Quốc lộ 55 nối dài từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đến ngã ba Bảo Lộc, tỉnh Lâm đồng, giáp Quốc lộ 20, với chiều dài qua địa bàn
thị trấn khoàng 6 km.
Nhìn
chung, đặc điểm địa hình, địa mạo của thị trấn Lạc Tánh tương đối phức tạp,
vùng đồi về mùa mưa thường bị xói mòn, vùng thấp thường bị ngập úng, đặc biệt
là lúc thủy điện Hàm Thuận
- Đa My xả lũ thường gây ra ngập úng những chân ruộng thấp, gây thiệt hại cho
bà con nông dân.
1.3. Khí hậu, thời
tiết.
Thông
qua các số liệu quan trắc nhiều năm từ trạm quan trắc khí tượng thủy văn Tà
Pao, thời tiết khí hậu của
huyện Tánh Linh nói chung và thị trấn Lạc Tánh nói riêng mang tính chuyển tiếp
giữa chế độ mưa của vùng duyên hải cực Nam Trung bộ và đồng bằng Nam Bộ hay nói
cách khác đây là vùng đệm giữa cao nguyên Di Linh và đồng bằng ven biển.
* Nhiệt độ
Nhiệt
độ thấp và điều hoà hơn các vùng khác, nhiệt độ bình quân năm vào khoảng 26 -
270C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,60C
(tháng 01). Sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là từ 3 - 40C.
* Mưa
Mùa mưa
trên địa bàn thị trấn cũng như huyện Tánh Linh bắt đầu sớm hơn các vùng khác,
vào khoảng tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Bên cạnh đó, do chịu tác động của
gió mùa Đông Bắc và bị chi phối bởi địa hình nên vào những tháng ở đầu và cuối
mùa khô vẫn còn xuất hiện các cơn mưa rải rác. Lượng mưa trung bình hàng năm
dao động khoảng 2.400 - 2.500 mm. Năm mưa nhiều nhất 2.500 - 3.000 mm, năm mưa
ít nhất 1.500 - 2.000 mm. Số ngày mưa trong năm khoảng 120 - 150 ngày, trong đó
trung bình có 15 - 22 ngày mưa mỗi tháng.
Song
thực tế hiện nay, do biến động của hoàn lưu khí quyển, có năm mùa mưa bắt đầu
vào tháng 6 và có năm mùa mưa kết thúc muộn hơn một tháng (tháng 11).
* Nắng
Nhìn
chung do mùa khô kéo dài từ 5 - 6 tháng, thời gian này trời thường ít hoặc
quang mây, cho nên số giờ nắng rất cao, tổng số giờ nắng trung bình trong năm
lên tới 2.878 giờ. Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình từ 8 - 9 giờ/ngày,
trên 260 giờ nắng/tháng. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 với trên 310
giờ (Trung bình có khoảng 10 giờ nắng/ngày). Trong mùa mưa, số trung bình từ 6
- 7 giờ/ngày và khoảng 200 giờ nắng/tháng. Tháng 8, tháng 9 là những tháng có
số giờ nắng thấp nhất 190 - 192 giờ.
* Gió
Do chịu
ảnh hưởng sâu sắc của hoàn lưu cơ chế gió mùa, hàng năm có 2 mùa gió chính ảnh
hưởng đến khí hậu của
thị trấn là:
- Gió
mùa Đông Bắc (gió mùa Đông): Từ tháng 9 đến 4 năm sau.
- Gió mùa Tây Nam (gió mùa hạ): Từ tháng 6 đến tháng 9.
Tốc độ
gió: Tốc độ gió trung bình năm 1,80m/s.
Nhìn
chung, tốc độ gió mùa Đông Bắc lớn hơn tốc độ gió mùa Tây Nam. Tốc độ gió mạnh
nhất từ tháng 1 đến tháng 3, vào khoảng
32m/s. Tốc độ gió nhỏ nhất vào tháng 5 và tháng 10, vào thời kỳ chuyển tiếp
giữa hai mùa gió chính.
* Độ ẩm
Độ ẩm
không khí trung bình trong năm của thị trấn là 83%. Trong đó, thấp nhất là vào
tháng 02, tháng 3 (78%) và cao nhất là vào tháng 9 (88%).
Mùa ẩm
thường đi đôi với mùa mưa, độ ẩm trung bình tháng đều cao hơn trị số trung bình
năm. Mùa khô trùng với mùa ít mưa, độ ẩm trung bình tháng thấp hơn trung bình năm.
* Lượng bốc hơi
Lượng
bốc hơi trung bình hàng năm của thị trấn là 1.412 mm, cao nhất là vào khoảng
tháng 3 (164 mm) và thấp nhất là vào tháng 9 (77 mm). Vào mùa mưa lượng bốc hơi
tương đối nhỏ, mỗi tháng khoảng 70 - 85 mm. Ngược lại vào mùa khô lượng bốc hơi
trên 100 mm.
Ngoài
ra cùng chung với cả vùng, hàng năm thị trấn còn có một số hiện tượng thời tiết
đáng chú ý khác như:
+ Vào
các tháng mùa mưa thường có giông, chủ yếu là giông nhiệt, xẩy ra trong mùa hạ
nhất là vào buổi chiều. Giông thường kèm theo gió mạnh, mưa rào và sấm sét. Mưa
giông, tuy thời gian không lâu nhưng cường độ mưa lớn, góp phần đáng kể trong
lượng mưa cả năm.
+ Vào
các tháng mùa khô không có sương mù, sương muối nên không ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp nhưng không có mưa gây khô hạn nghiêm trọng.
Khí hậu của thị trấn Lạc
Tánh mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới, với những đặc trưng cơ bản về phương diện
nhiệt, nền nhiệt độ cao đều quanh năm và ít biến động. Do trong năm thường ít
xảy ra hiện tượng sương mù nên vi khuẩn, vi trùng gây dịch bệnh trong nông
nghiệp không có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển. Đây cũng là
điều kiện rất thuận lợi để cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, đảm bảo thâm
canh tăng vụ - phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên còn một số vấn đề
cần chú ý như: mưa nhiều, lượng mưa hàng năm ít biến động, mùa mưa đến sớm và
kéo dài, do đó cần phải có sự quan tâm đầy đủ đến công tác phòng chống xói mòn
đất và cải tạo độ màu mở của đất bị rửa trôi.
1.4. Thủy văn.
Mạng
lưới sông suối của thị trấn lạc Tánh gồm có 1 con sông lớn và các sông suối nhỏ
khác.
- Sông
La Ngà: Đây là con sông lớn nhất huyện Tánh Linh, nằm ở phía Bắc thị trấn và
cũng là ranh giới hành chính giữa Lạc Tánh với xã Huy Khiêm. Sông La Ngà bắt
nguồn từ vùng núi cao thuộc cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) trên độ cao 1.300
mét, từ thượng nguồn xuống sông chảy theo hướng Bắc - Nam hơi lệch Đông, sau đó
bị chắn bởi những ngọn núi cao sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Sông La Ngà chảy qua địa phận thị
trấn Lạc Tánh có chiều dài khoảng 6,25km, diện tích lưu vực 4.170 km2.
Đây là
nguồn nước chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của
thị trấn. Tuy nhiên do sông bắt nguồn từ vùng có lượng mưa lớn và tập trung,
địa hình chuyển đột ngột từ miền núi xuống miền xuôi, không có đê chắn lũ nên
trong mùa mưa thường gây úng lụt.
Ngoài
sông La Ngà, ở thị trấn Lạc Tánh còn có các con suối khác, trong đó có 3 con
suối lớn là suối Cát, suối Lồ Ô, suối Phin. Phần lớn các con suối này đều bắt
nguồn từ những vùng núi cao ở phía Nam Thị trấn đổ về sông La Ngà.
Nhìn
chung, mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đều khắp thị trấn, nguồn nước
tương đối dồi dào đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt cho nhân dân trên địa bàn thị trấn. Tuy nhiên do lượng mưa tập trung theo
mùa nên hiện tượng hạn hán cục bộ vào mùa khô và lũ quét vào mùa mưa vẫn thường
xảy ra.