image banner
 
ĐỒNG BÀO CHĂM LẠC TÁNH, TÁNH LINH VỚI LỄ HỘI TẾ TRÂU, MỘT NÉT VĂN HÓA RIÊNG CHỈ CÓ TRONG VĂN HOÁ NGƯỜI CHĂM THỊ TRẤN LẠC TÁNH

Vừa qua, ngày 20/8/2024 (Nhằm ngày 17/7/2024 ÂL) đồng bào khu phố Chăm Lạc Tánh, đã tổ chức Lễ - Hội Tế Trâu, đây là nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào Chăm theo đạo Bàni sinh sống tại thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh. Theo đó, cứ vào trung tuần tháng 07 âm lịch hàng năm, đồng bào Chăm Lạc Tánh lại nô nức vận động kinh phí để mua Trâu chuẩn bị cho Lễ - Hội Tế Trâu tại Đình làng Chăm, thị trấn Lạc Tánh. Theo như lời một số thầy phụ trách tại Đình Chăm, Trâu dùng để Tế Lễ là trâu tơ vừa đến tuổi trưởng thành, có thân hình đẹp, nở nang, cặp sừng đều đặn thì được xem là chuẩn vật tế Thần. Lễ Tế Trâu là Lễ cúng các vị thần linh và cô hồn vãng lai trong tháng Cô Hồn theo tín ngưỡng dân gian để dân làng được yên bình, mọi người hoà thuận, bà con làm ăn phát đạt.

anh tin bai

Lễ Tế Trâu của đồng bào Chăm Lạc Tánh là hoạt động tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời, nét văn hoá đã thấm vào tư tưởng đồng bào Chăm từ khi hình thành làng Chăm Lạc Tánh trong đó có sự giao thoa văn hoá với các dân tộc khác sinh sống tại Lạc Tánh như việc đồng bào Chăm Lạc Tánh tham gia các ngày lễ cúng Cậu “người có ơn trong việc chữa bệnh, dạy đồng bào làm ăn sinh sống” trải qua bao đời được đồng bào các dân tộc thiểu số tôn thành “Hoàng Làng” tại các khu phố của thị trấn Lạc Tánh.

anh tin baianh tin bai

Nói về lễ Tế Trâu của đồng bào Chăm Lạc Tánh là nét văn hoá riêng của đồng bào Chăm, đây được xem là nét văn hoá của đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni của đồng bào Chăm Lạc Tánh nói riêng và đồng bào Chăm  Hồi giáo Bàni tại tỉnh Bình Thuận và một số tỉnh có người Chăm sinh sống nói chung không có phong tục Tế Lễ này. Các năm về trước khi đất của Đình Chăm còn rộng các hoạt động của Lễ tế Trâu được đồng bào tổ chức ngoài trời, sau khi tổ chức các nghị lễ tế trâu xong trâu được làm thịt, nấu thành nhiều món khác nhau và dọn lễ tế ngoài bãi đất rộng, nhưng do nay khuôn viên Đình bị thu hẹp nên các hoạt động Tế, Lễ được di chuyển vào bên trong Đình Chăm để thực hiện các nghi lễ. Mặc dù tổ chức bên ngoài hay bó gọn trong phạm vi Đình Chăm thì sau lễ tế đồng bào Chăm Lạc Tánh vẫn tổ chức ăn uống, vui vẻ, quay quần bên nhau, thắt chặt đoàn kết tình làng, nghĩa xóm trong đồng bào Chăm Lạc Tánh./.

Lê Ngọc Nhân
TRANG TRUYỀN HÌNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập